16 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh vừa được Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định xếp hạng cấp Thành phố thuộc các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai, quận Nam Từ Liêm và Cầu Giấy.Đình làng Đại Mỗ, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (ảnh tư liệu)
UBND TP Hà Nội mới ban hành Quyết định 2617/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với các di tích, cụ thể:
Di tích Lịch sử-nghệ thuật đình Bái Ân-Quán Cây, Ao cá, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử-nghệ thuật chùa Yên Thái (Phúc Lâm tự), xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử-nghệ thuật chùa Bến (Kim Phong tự), xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử-nghệ thuật đình Trúng Đích, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội;
Di tích Lịch sử-nghệ thuật đền Chính Khí, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa quán Méo, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa đình Phan Long, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử-nghệ thuật đình Thúy Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội;
Di tích Lịch sử văn hóa đình Hạnh Đàn, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa đình Yên Châu, xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa đình An Thái, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa đền Sa Đôi, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội;
Di tích Lịch sử văn hóa miếu Cây Đề, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa đền Mẫu Giếng Mộc, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa đền Hàng Tổng, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội; Di tích Lịch sử văn hóa miếu Từ Châu, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Đình Bái Ân - Quán Cây, Ao cá, phường Nghĩa Đô (ảnh tư liệu)
Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.
Sau khi di tích được xếp hạng, UBND quận, huyện: Cầu Giấy, Hoài Đức, Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Thanh Oai chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành;
UBND phường, xã: Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Tiền Yên (Hoài Đức), Hạ Mỗ, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu (Đan Phượng), Đại Mỗ, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mễ Trì (Nam Từ Liêm), Kim Thư, Liên Châu (Thanh Oai) ban hành quyết định thành lập Ban quản lý di tích;
Tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND thành phố Hà Nội.
Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận, huyện: Cầu Giấy, Hoài Đức, Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Thanh Oai và UBND phường, xã: Nghĩa Đô (Cầu Giấy), Tiền Yên (Hoài Đức), Hạ Mỗ, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu (Đan Phượng), Đại Mỗ, Phú Đô, Mỹ Đình 1, Mễ Trì (Nam Từ Liêm), Kim Thư, Liên Châu (Thanh Oai), nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về di sản văn hóa./.